tat khuc xa la gi_cac loai va nguyen nhan- dieu tri

Tật khúc xạ là gì? Các loại tật khúc xạ – Nguyên nhân và Cách điều trị

So với thế kỉ trước, số người mắc các tật khúc xạ đã tăng nhanh hơn gấp nhiều lần, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em, đây là tình trạng đáng báo động đã được Tổ chức Y Tế Thế Giới cảnh báo trước. Nguyên nhân chính là vì sự phát triển nhanh của công nghệ, con người ngày các lệ thuộc vào các thiết bị điện tử với ánh sáng xanh gây hại cho mắt, đặc biệt là tình trạng trẻ em tiếp xúc sớm với đồ công nghệ ngày càng tăng. Các tật khúc xạ này sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn tronng sinh học hằng ngày và gây khó khăn cho việc học tập của các bé.

Nếu bạn vẫn chưa nhận ra tình trạng nghiêm trọng của vấn đề thì hãy nhìn qua con số này. Năm 2010, thế giới chỉ có khoảng 1,8 tỉ người mắc các tật khúc xạ nhưng tới năm 2020 con số này đã tăng gấp đôi. Ở các quốc gia đang phát triển, người dân ít quan tâm đến việc kiểm tra sức khỏe thị lực thường xuyên thì tỉ lệ này còn đặc biệt tăng nhanh và cao hơn hẳn. Chỉ riêng ở Việt Nam thì tỉ lệ cận thị đã chiếm tới trên 38%!

Vậy tật khúc xạ là gì và đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tật khúc xạ ở mắt, hãy cùng matkinhxanh.vn tìm hiểu rõ hơn nhé.

Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt mà con người hay mắc phải, có thể do bẩm sinh, do tai nạn hoặc do nếp sinh hoạt không lành mạnh gây. Khi bị mắc các loại tật này thì thị lực sẽ suy yếu làm bạn khó nhìn rõ xung quanh. 

ta khuc xa la mot dang roi loan o mat hay mac phai lam cho thi luc suy yeu kho nhin hinh anh
Tật khúc xạ là một dạng rối loạn ở mắt hay mắc phải làm thị lực suy yếu khó nhìn nhận các vật xung quanh

Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta quan sát và nhìn thấy rõ các sự vật xung quanh. Một đôi mắt bình thường là mắt có cấu tạo hài hòa, giác mạc tròn rõ, công suất quan học của thủy tinh thể bình thường, các trục trước sau có độ dài thích hợp nên hình ảnh có thể hội tụ đúng vào trung tâm giác mạc, giúp chúng ta có thể nhìn gần, nhìn xa hay nhìn ở cự ly trung bình đều rõ ràng. Tuy nhiên mắt bị tật khúc xạ sẽ không như vậy, nói đơn giản thì mắt bị tật khúc xạ sẽ giống như một chiếc máy ảnh bị lỗi.

Vì một nguyên nhân nào đó mà hình ảnh không thể tụ hội đúng vào trung tâm võng mạc mà lại tụ ở phía trước, phía sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc dẫn đến tình trạng mắt nhìn mờ, nhòe thì gọi là tật khúc xạ. 

Khi có dấu hiệu của tật khúc xạ, mọi người sẽ hoang mang liệu rằng tật khúc xạ mắt có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không. Thực tế thì đa số các loại tật này chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày như khi học tập, lái xe, đọc sách báo. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh đơn giản và chung sống bình thường với các tật khúc xạ này. Tuy nhiên, các tật khúc xạ nếu diễn biến nặng, kết hợp với các bệnh khác thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực nặng hoặc tệ hơn là mù lòa vĩnh viễn.

Các loại tật khúc xạ

Có khá nhiều dạng rối loạn ở giác mạc, dẫn đến các tình trạng tật khúc xạ khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị và một số trường hợp ít gặp như song thị. Trong đó cận thị chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lên đến 80% các trường hợp mắc tật khúc xạ tại Việt Nam

Cận thị

Cận thị (Miopia) là tình trạng khó nhìn thấy các vật ở xa nhưng lại nhìn tốt các vật ở gần. Do các bất thường ở võng mạc khiến hình ảnh không thể tụ hội ở ngay võng mạc như mắt thường mà lại tụ hội ở trước võng mạc, dẫn đến tình trạng người bị cận thị thường phải nheo mắt khi muốn nhìn rõ các vật ở xa.

khuc xa can thi
Cận thị

Cận thị được chia thành khá nhiều trường hợp

  • Cận thị thông thường: Đây là loại cận thị chiếm đa số, đối tượng chính là trẻ em ở độ tuổi tới trường hoặc những người thường xuyên làm việc với máy vi tính hoặc dùng mắt liên tục trong thời gian dài. 
  • Cận thị thứ phát: Đây là loại cận thị xảy ra khi bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc phản ứng với một vài loại thuốc.
  • Cận thị tạm thời: đây một dạng rối loạn diễn ra tạm thời khi dùng mắt liên tục trong thời gian dài. Thường thì sẽ tự hết nếu bạn để mắt thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Cận thị buổi đêm: Một dạng cận thị khiến bạn khó nhìn rõ vào buổi đêm, mắt phải điều tiết liên tục khiến bạn phải nheo lại để lấy nhiều ánh sáng hơn thì mới nhìn rõ hơn.
  • Cận thị thoái hóa: Đây là tình trạng cận thị nặng nhất, những người bị cận thị thoái hóa thường cận nặng trên 6 diop và có khả năng tiến triển thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Ai cũng có thể mắc cận thị nhưng tình trạng này diễn ra nhiều ở lứa tuổi từ 6-15. Đây là độ tuổi trẻ em tới trường và các bé phải sử dụng mắt nhiều để học tập thường xuyên nên tỉ lệ mắc cận thị cũng cao hơn. Việc cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị smartphone cũng là nguyên nhân khiến tình trạng cận thị tăng nhanh trong những năm gần đây, tỉ lệ này càng cao ở các khu đô thị lớn, nơi cuộc sống sung túc và hiện đại hơn.

can thi thuong dien ra o do tuoi tu 6-15 o tre em, nguyen nhan do hoc tap va tiep xuc som voi do cong nghe
Cận thị thường diễn ra nhiều nhất ở độ tuổi 6-15 tuổi_nguyên nhân do học tập và tiếp xúc sớm với công nghệ

Xem chi tiết về: Cận thị

Loạn thị

Loạn thị (Agtismatism) là một tình trạng giác mạc không có dạng hình cầu tròn mà lại cong bất thường, giống như hình quả trứng. Vì rối loạn này mà các tia sáng không thể tập trung tại một điểm trên võng mạc để tạo ra hình ảnh rõ ràng như mắt thường, thay vào đó lại tập trung tại nhiều điểm khác nhau khiến hình ảnh trở nên mờ ảo bất thường. Vì tình trạng này mà những người bị loạn thị thường xuyên bị đau đầu khi cố tập trung nhìn một vật nào đó, đặc biệt nguy hiểm khi lái xe ban đêm vì dễ gây ra tai nạn. Những người mắc loạn thị thường sẽ dễ mắc cả cận thị và loạn thị. 

giac mac cua nguoi loan thi khong co dang hinh cau tron ma cong bat thuong nhu hinh qua trung
Giác mạc ở người loạn thị không có dạng hình cầu tròn mà cong bất thường như hình quả trứng

Có 2 dạng loạn thị phổ biến là loạn thị đều và loạn thị không đều. 

  • Loạn thị đều: chiếm 80% các ca loạn thị. Khi bị loạn thị đều thì giác mạc sẽ có hình dạng quả bóng bầu dục vì các kinh tuyến vuông góc với nhau. 
  • Loạn thị không đều: Ít gặp hơn, các kinh tuyến giác mạc không vuông góc với nhau, chủ yếu là các tổn thương ở mắt gây ra các sẹo giác mạc. 

Độ tuổi nào cũng có khả năng mắc loạn thị nhưng tỉ lệ này cao hơn ở những người lớn tuổi, trẻ em ít mắc loạn thị hơn.

ti le mac loan thi o nguoi lon cao hon so voi tre em
Tỉ lệ mắc loạn thị ở người lớn thường cao hơn so với trẻ em

Xem chi tiết về: Loạn thị

Viễn thị

Viễn thị (Hyperopia) là tình trạng rối loạn ở mắt khi chỉ có thể nhìn rõ các sự vật ở xa và càng gần thì càng mờ. Một số trường hợp bị viễn thị nặng thì có thể nhìn không rõ ở mọi khoảng cách. Nguyên nhân của tật viễn thị do giác mạc bị mỏng bất thường hoặc trục cầu mắt trước sau bị ngắn hơn bình thường khiến các tia sáng tụ ở phía sau võng mạc thay vì tụ vào trung tâm như mắt người bình thường.

vien thi
Viễn thị

Viễn thị gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là với những người phải thường xuyên đọc sách vở như trẻ em đang trong độ tuổi tới trường hay những người phải làm việc với các văn bản và con số. Viễn thị cũng dễ gây ra tình trạng mỏi mắt, khô mắt, nhức đầu vì mắt phải điều tiết thường xuyên để có thể nhìn được rõ hơn.

vien thi cung de gay ra tinh trang nhuc dau, moi mat do fai dieu tiet thuong xuyen de nhin ro hon
Viễn thị cũng dễ gây ra tình trạng nhức đầu, mỏi mắt do phải điều tiết thường xuyên để nhìn rõ hơn

Trẻ sinh ra thường dễ mắc viễn thị nhưng sẽ tự khỏi vì mắt trẻ vẫn còn phát triển nên có thể tự điều chỉnh thị lực trở về bình thường. Những người sau 40 tuổi, bắt đầu quá trình lão hóa cũng dễ mắc viễn thị vì mắt yếu đi. So với những tật khúc xạ khác thì viễn thị dễ điều trị hơn, chúng ta có thể cải thiện bằng các bài tập luyện tăng độ khúc xạ của mắt như đọc sách, tô màu, xem tranh ảnh (đặc biệt hiệu quả với trẻ em) hoặc bằng việc đeo kính điều chỉnh độ viễn.

cai thien bang cac bai tap luyen tang do khuc xa cho tre
Cải thiện bằng các bài tập luyện tăng độ khúc xạ cho trẻ

Xem chi tiết về: Viễn thị

Lão thị

Lão thị (Presbyopia) là tình trạng hay diễn ra với người lớn tuổi, lúc này thủy tinh thể đã trở nên xơ cứng và khó đàn hồi dẫn đến tình trạng khó có thể điều chỉnh co vào hoặc giãn ra khi nhìn xa gần, hậu quả là người mắc lão thị khó có thể nhìn gần vì hình ảnh mờ nhòe. Đây là lý do vì sao những người lớn tuổi khi đọc sách báo thường phải để ra xa thì mới nhìn rõ, họ thường gặp khó khăn khi đọc các dòng chữ nhỏ trên tin nhắn, phải phóng to ra thì mới có thể đọc rõ được. So với các tật cận – viễn – loạn thì lão thị khó phát hiện hơn vì nó song hành cùng quá trình lão hóa của cơ thể, bạn phải mất hàng năm mới nhận rõ các dấu hiệu của lão thị. Đây cũng là tật khúc xạ khó tránh khỏi nhất vì dù bảo dưỡng cơ thể tốt đến mức nào thì cũng khó có thể cưỡng lại quá trình lão hóa tự nhiên. Lão thị khiến người mắc cảm thấy kém tự tin và dễ rơi vào trạng thái buồn phiền vì đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã già đi.

lao thi la tinh trang dien ra o nguoi lon tuoi do thuy tinh the bat dau xo cung kho co the dieu chinh co gian
Lão thị là tình trạng diễn ra ở người lớn tuổi do thủy tinh thể bắt đầu xơ cứng, khó có thể điều chỉnh co giãn

Như đã chia sẻ, ai cũng có nguy cơ bị lão thị dù trước đó sức khỏe và thị lực của bạn rất tốt, chưa từng mắc bệnh lý về mắt thì khi về già, đặc biệt là sau 45 tuổi cũng sẽ có nguy cơ cao mắc lão thị. Đa số người bị lão thị đều được khuyên đeo kính và chung sống bình thường với nó, không nên can thiệp các phương pháp điều trị xâm lấn vì khả năng hồi phục của người già rất kém, không thích hợp cho các cuộc phẫu thuật. 

Xem chi tiết về: Lão thị

Các nguyên nhân chính dẫn đến mắt mắc các tật khúc xạ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ, để xác định rõ hơn thì cần thực hiện các bài đánh giá, đo thị lực bằng các loại máy chuyên dụng, tư vấn với chuyên gia. Bạn có thể tham khảo các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các các tật khúc xạ có tính di truyền. Thực tế đây là nguyên nhân chiếm đến 65% các ca mắc các loại tật này. Nếu bố mẹ, ông bà hoặc những người thân mắc các tật khúc xạ thì tỉ lệ con sinh ra mắc bệnh sẽ cao hơn các gia đình có thị lực sáng khỏe. Tỉ lệ này sẽ càng cao hơn nếu mức độ mắc tật khúc xạ của bố mẹ nặng hoặc cả bố và mẹ đều mắc phải các loại tật này.

do di truyen

  • Sử dụng mắt trong thời gian dài và tần suất sử dụng quá nhiều: Với những người thường xuyên sử dụng mắt trên 8 giờ và liên tục (trên 2,5 giờ) thì nguy cơ mắc các tật khúc xạ sẽ cao hơn những người bình thường. Điều này cũng lý giải vì sao những người thường xuyên làm việc với máy tính hoặc trẻ em trong độ tuổi đi học là những người hay mắc các tật khúc xạ nhất

su dung mat voi tan suat qua dai

  • Tổn thương do chấn thương mắt, do bệnh lý mãn tính: Theo các chuyên gia nhãn khoa, những từng gặp tổn thương ở mắt như sẹo giác mạc, trầy xước giác mạc hoặc mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch hoặc đa xơ cứng cũng dễ mắc các tật khúc xạ vì mắt họ yếu hơn người bình thường.
  • Môi trường sống và điều kiện sinh hoạt kém: Cụ thể là làm việc và sinh hoạt trong tình trạng thiếu ánh sáng. Thường xuyên đọc sách báo ở nơi tối hoặc xem điện thoại khi tắt đèn cũng là nguyên nhân thúc đẩy các tật khúc xạ phát triển

lam viec va sinh hoat trong dk thieu anh sang

Xem thêm: Từ A – Z về Ánh Sáng Xanh có trong thiết bị điển tử

  • Không thường xuyên kiểm tra thị lực định kì: Sự thật là người Việt Nam thường chưa coi trọng và đánh giá đúng tầm quan trọng của sức khỏe thị giác. Chúng ta thường chỉ đến nhãn khoa kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường và thường khi đó, tình trạng bệnh cũng đã tiến triển nặng. Đặc biệt là với trẻ em là lứa tuổi nên được kiểm tra thị lực thường xuyên nhất, tối thiểu 6 tháng một lần.

Dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ

Tùy vào mỗi tật khúc xạ sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau nhưng cơ bản đều sẽ có chung một vài biểu hiện chứng tỏ thị lực của bạn đang có vấn đề. Nếu tình trạng diễn ra nặng thì có thể xuất hiện tình trạng nhiều dấu hiệu kết hợp. Khi có những dấu hiệu sau thì cần đến ngay các chuyên gia nhãn khoa để được thăm khám và kiểm tra

  • Mắt nhìn mờ: Đây là biểu hiện chung của các loại bệnh khúc xạ. Vì khiếm khuyết ở võng mạc nên dẫn tới hình ảnh không rõ nét, mờ nhòe. Tùy vào từng loại tật khúc xạ mà bạn có thể nhìn mờ khi nhìn xa hoặc nhìn gần hoặc cả hai.

mat nhin mo

  • Mắt mỏi, khô mắt nên thường xuyên phải dụi mắt.
  • Hay nheo mắt: Những người mắc các bệnh khúc xạ thường hay nheo mắt để ánh sáng vào mắt được nhiều hơn, dẫn đến tình trạng các nếp nhăn ở trán hay khóe mắt cũng nhiều hơn
  • Khó tập trung, dễ thấy nhức đầu: Sau khi một thời gian dùng mắt tập trung làm một việc nào đó thì những người mắc các tật khúc xạ sẽ dễ bị nhức đầu, lóa mắt, gây mất tập trung. Lý do là vì võng mạc bất thường nên mắt phải điều tiết gấp nhiều lần người bình thường, gây quá tải.

kho tap trung, de nhuc dau

  • Nhìn kém vào ban đêm: Các tật khúc xạ gây rối loạn trong việc hội tụ ánh sáng khiến người mắc tật khúc xạ khó nhìn rõ vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng kém.
  • Nhìn đôi: Biểu hiện ít gặp hơn, thường chỉ gặp ở những người bị song thị. Đây là tình trạng thường xuyên nhìn thấy hai bóng của một vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của con người.

Các cách điều trị

Tuy triệu chứng và tình trạng các tật khúc xạ khá khác nhau nhưng cách điều trị khá tương đồng:

  • Đeo các loại kính thuốc để điều chỉnh tật khúc xạ (được ưa chuộng nhất)

Hiện nay, đeo kính mắt là giải pháp đơn giản và an toàn nhất để điều chỉnh được các tật khúc xạ, đặc biệt là với các đối tượng không khuyến khích áp dụng các phương pháp điều trị xâm lấn phẫu thuật như trẻ em hoặc người lớn thì kính mắt là giải pháp tốt nhất. Việc đeo kính cũng khá dễ dàng với chi phí thấp, ai cũng có thể thực hiện được. Các chuyên gia nhãn khoa sẽ tiến hành đo thị lực, chọn số kính phù hợp để điều chỉnh vấn đề khúc xạ của bạn giúp thị lực trở lại bình thường.

deo kinh thuoc
Sử dụng kính thuốc

Với mỗi loại bệnh khúc xạ khác nhau thì sẽ dùng một loại kính khác nhau để điều chỉnh

  • Cận thị: Sử dụng thấu kính lõm để tập trung các tia sáng vào mắt tốt hơn
  • Viễn thị: Sử dụng thấu kính lồi để đưa các tia sáng tập trung lên trên võng mạc.
  • Loạn thị: Sử dụng kính trụ để đưa các tia sáng tập trung đúng vào võng mạc.

Ngoài loại kính gọng khá phổ biến thì trên thị trường hiện nay có cả kính áp tròng thẩm mỹ hơn, phù hợp cho những dịp đặc biệt như khi đi lễ tiệc, chơi thể thao hoặc dùng vào những lúc không tiện mang kính gọng. Tuy nhiên đeo kính áp tròng sẽ dễ tạo cảm giác khó chịu, đỏ mắt, xước giác mạc, nhiễm trùng cho những ai không quen và không biết cách bảo quản, vệ sinh loại kính này.

Tham khảo ngay:

Những Thương hiệu Tròng kính Cận Viễn Loạn Tốt nhất

Những mẫu Gọng kính Thời trang, Giá rẻ, Bền

Tư vấn ngay hoàn toàn miễn phí:

Messenger: https://www.messenger.com/t/MatKinhXanh.Greenglasses.vn

Zalo: https://zalo.me/0916552521

Hotline: 0916552521

Đo mắt miễn phí tại Mắt Kính Xanh

  • Dùng kính áp tròng chỉnh hình – Ortho K 

Orthokeratology hay còn được biết với cái tên quen thuộc hơn là Ortho-K. Đây là một loại kính áp tròng cứng được chế tạo để định hình lại giác mạc, giúp giác mạc khôi phục tạm thời hình dạng bình thường và giúp bạn có thể nhìn được bình thường mà không cần phải đeo kính trong một thời gian. Kính Ortho K đặc biệt có tác dụng tốt với trẻ em – độ tuổi mà thị giác vẫn tiếp tục phát triển thì Ortho K sẽ là giải pháp hỗ trợ tốt giúp điều chỉnh thị lực trở lại bình thường. Việc sử dụng Orthor K thường được so sánh với việc đeo niềng răng để điều chỉnh răng. Loại kính này thường được đeo trước khi đi ngủ, để qua đêm và tháo ra khi thức dậy. Tuy nhiên, Orthor K không phải là phương pháp điều trị vĩnh viễn, nếu ngưng sử dụng thì các tật khúc xạ sẽ trở lại bình thường.

kinh ap trong chinh hinh
Kính áp tròng chỉnh hình_Ortho K
  • Điều trị xâm lấn: Phẫu thuật LASIK; ReLEx SMILE; thay thủy tinh thể.

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ là giải pháp giúp bạn chia tay với các loại kính, bạn có thể khôi phục thị lực bình thường chỉ sau một thời gian ngắn. Cơ chế của các phương pháp này là dùng laser để thay đổi độ cong của giác mạc hoặc điều chỉnh độ khúc xạ bằng cách đặt thấu kính nội nhãn, nhằm giải quyết triệt để các vấn đề cận – loạn – viễn. Có đa dạng phương pháp phẫu thuật để bạn lựa chọn với ưu điểm và giá thành khác nhau như Femtosecond Lasik, Lasik, ReLEx SMILE…. Đây đều là những phương pháp điều trị tật khúc xạ hàng đầu thế giới hiện nay với máy móc chuyên dụng nhập từ nước ngoài, phẫu thuật không đau chỉ trong vài phút, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên bạn sẽ phải trải qua nhiều bài test để kiểm tra xem liệu mình có phù hợp với phương pháp này không. Các đối tượng dưới 18 tuổi, đang mang thai, có những bệnh lý về mắt, người lớn tuổi chậm hồi phục thường không được khuyến khích thực hiện phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật cũng khá cao từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

phua thuat dieu chinh tat khuc xa
Phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ p

Cách chăm sóc, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe:

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp sinh hoạt lành mạnh, giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế tiến triển của các loại bệnh khúc xạ

  • Giữ tư thế ngồi đúng: Trẻ em ở độ tuổi từ 5-15 tuổi thường mắc phải những lỗi về tư thế ngồi như cúi gầm mặt, nằm bò ra bàn, dí sát mắt vào vở, đây chính là nguyên nhân dẫn đến cận thị nhanh nhất. Các bậc phụ huynh nên theo sát để rèn luyện cho con một tư thế ngồi đúng, luôn ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi chỉ 10 độ – 15 độ, khoảng cách hợp lý để viết bài và đọc sách là khoảng 35cm vì quá gần hay quá xa cũng dẫn đến cận thị hay viễn thị.

giu tu the ngoi dung khi lam viec va hoc tap

  • Cung cấp nguồn sáng đầy đủ khi học tập và làm việc: Sử dụng 1 loại đèn duy nhất cho sinh hoạt bình thường và khi học tập, làm việc là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Theo các chuyên gia, khi học tập hoặc làm việc, bạn sẽ cần lượng ánh sáng gấp 3 lần để có thể dễ tập trung và tránh các tật khúc xạ do thiếu ánh sáng. Ánh sáng nên được bố trí phù hợp, tốt nhất là chiếu sáng trên xuống, từ phía sau và nên nghịch với bên tay thuận.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất: Việc bổ sung vitamin sẽ không giúp bạn điều trị được tật khúc xạ nhưng có thể giúp đôi mắt sáng khỏe hơn, hạn chế tình trạng diễn biến nhanh. Nên chọn các loại thực phẩm màu vàng, cam, đỏ vì chúng rất giàu vitamin A, E, B, ví dụ như cà rốt, cà chua, quả gấc, bí đỏ…v.v. Các loại đậu, hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, macca cũng là những thực phẩm vàng cho đôi mắt. Nên ăn nhiều các loại cá chứa nhiều axit béo như cá hồi, cá ngừ để giúp đôi mắt tinh anh hơn.

bo sung cac thuc pham co nguon dinh duong tot cho mat

  • Thực hiện các bài tập cho mắt: Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp cải thiện độ đàn hồi cho mắt, cải thiện tầm nhìn tốt hơn. Các bài tập này có khá nhiều trên mạng và cực kì đơn giản, có thể thực hiện bất kì khi nào bạn rảnh rỗi. 
  • Giúp mắt nghỉ ngơi: Tia sáng xanh từ màn hình tivi, điện thoại, máy tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các tật khúc xạ. Vậy nên chúng ta không nên sử dụng chúng quá lâu, hãy để mắt nghỉ ngơi sau mỗi tiếng sử dụng các thiết bị điện tử. Không nên cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, đặc biệt là độ tuổi dưới 6 tuổi vì đây là thời điểm mắt phát triển nhanh.
  • Thường xuyên kiểm tra thị lực để phát hiện sớm các vấn đề về mắt. Nếu đã mắc các tật cận, viễn hoặc loạn thì nên đeo kính sớm để điều chỉnh thị lực tốt hơn, tránh để tiến triển nặng thành nhược thị. Trung bình mỗi 6 tháng nên kiểm tra mắt một lần và nên tuân thủ theo chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ và các chuyên gia nhãn khoa.

thuong xuyen kiem tra thi luc

Lời kết

Các tật khúc xạ là một bệnh lý phổ biến của thế giới hiện đại mà không ai muốn mắc phải. Các bệnh khúc xạ như cận – viễn – loạn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, khiến chúng ta trở nên kém tự tin hơn. Chính vì thế khi có bất kì dấu hiệu, biển hiện bất thường ở mắt thì bạn cần đến ngay các phòng khám hoặc chuyên khoa mắt để được thăm khám và chuẩn đoán bệnh sớm, hạn chế những tổn thương sâu hơn cho mắt và giúp điều trị mắt tốt hơn. Hi vọng thông qua bài viết này của matkinhxanh.vn thì bạn đã có thêm những kiến thức về các tật khúc xạ, đồng thời bỏ túi thêm những cách chăm sóc giúp đôi mắt sáng khỏe hơn. 

Nguồn: Mắt Kính Xanh

Xem thêm:

https://linkhay.com/u/matkinhxanhvn

https://linktr.ee/matkinhxanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopee
Tiki