huong dan cach doc thong do phieu do kham mat chinh xac

Hướng dẫn Cách đọc Thông số Phiếu đo khám mắt Chính xác

Đo khám mắt là một quy trình bắt buộc khi bạn muốn mua bất kì loại kính thuốc nào. Sau khi trải qua quá trình đo khám bằng nhiều phương pháp thì bạn sẽ nhận được một phiếu đo mắt, bên trên có đầy đủ thông tin cần thiết để bạn có thể đánh giá được tình trạng thị lực của mình. Với những thông số phức tạp, đầy tính chuyên môn thì không phải ai cũng có thể tự đọc hiểu được các con số này. Thông thường các khách hàng chỉ đọc được độ cận thị mà bỏ qua những thông số khác vì đọc cũng không hiểu, trong khi những thông số trên phiếu đo đều rất quan trọng để có thể đánh giá nguy cơ tiềm tàng với sức khỏe thị lực. 

Để tránh tình trạng này và giúp bạn thấu hiểu đôi mắt của mình hơn, Mắt Kính Xanh sẽ giải thích và hướng dẫn cách đọc phiếu đo mắt dễ dàng để các bạn có thể tự thực hiện khi nhận được phiếu đo.

Giải thích những thông số khám mắt

Phiếu đo mắt được ví như một tờ giấy đa chức năng, nếu so sánh thì nó sẽ là sự kết hợp giữa phiếu siêu âm và đơn thuốc chữa bệnh. Từ phiếu đo mắt, các chuyên viên sẽ kê cho bạn những loại mắt kính thuốc hoặc giải pháp phù hợp để giúp bạn cải thiện được thị lực. Phiếu đo mắt thường sẽ có 2 dạng:

  • Phiếu tự động: được in trực tiếp từ các loại máy đo mắt chuyên dụng
phieu do mat tu dong
Phiếu đo mắt tự động
  • Phiếu khám do các bác sĩ, chuyên viên nhãn khoa ở các bệnh viện, phòng khám mắt thực hiện.
phieu kham do mat do bac si, chuyen vien thuc hien
Phiếu khám đo mắt do bác sĩ chuyên viên thực hiện

Ở trên phiếu đo sẽ có rất nhiều thông số, tùy vào loại máy và cách cấu hình mà thứ tự các thông số có thể thay đổi. Dưới đây là chi tiết cụ thể về các thông số khám mắt.

  • R – Right – OD: Chỉ thông số đo được tại mắt phải, kèm theo đó là loại thấu kính, độ kính khuyên dùng cho mắt phải
  • L – Left – OS: Chỉ thông số đo được tại mắt trái, kèm theo đó là loại thấu kính, độ kính khuyên dùng cho mắt trái

Theo quy tắc chung thì các phiếu đo mắt luôn thể hiện thông số của mắt phải trước rồi mới đến mắt trái.

  • Axis (viết tắt là Axis): Độ trục của chứng loạn thị, nếu mắt bạn bị loạn thị thì thông số này mới xuất hiện trên phiếu. Độ trục có thông số từ 1 đến 180. Kinh tuyến ngang sẽ tương ứng với số 180, kinh tuyến dọc sẽ tương ứng với số 90. AXIS luôn song hành cùng Cylinder vì đây là 2 thông số quan trọng của chứng loạn thị.
  • Cylinder (viết tắt là CYL): Độ loạn, đây là thông số cơ bản nhất để xác nhận bạn có bị loạn thị hay không. Nếu thông số hiển thị là 0.00 thì bạn không mắc phải tật loạn thị. Nếu gặp tình trạng hình ảnh méo mó khi nhìn, khó nhìn vào ban đêm thì bạn nên chú ý thông số này nhé.
  • Visual acuity (Viết tắt là VA) – Đánh giá thị lực của người được kiểm tra (Ví dụ: 3/10, 7/10). Thị lực (VA) thường để đánh giá mức độ nhìn thấy rõ các chi tiết nhỏ với độ chính xác cao. Thị lực càng thấp thì khả năng bạn mắc các tật khúc xạ càng cao, ví dụ như người có thị lực 10/10 là thị lực tốt, nhìn bình thường còn những người có thị lực 7/10 có thể bị cận – viễn – loạn mức độ nhẹ tới trung bình
  • Sphere (Viết tắt là SPH) : Đây là thông số thể hiện độ cầu của mắt. Độ cầu chỉ khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu mắt bạn bị cận thị, khó nhìn được vật ở xa thì ở phần độ cầu mang sẽ thể hiện dấu âm (-) có nghĩa là mắt bị cận thị. Nếu bạn bị viễn thị, khó nhìn thấy các vật ở gần thì độ cầu sẽ thể hiện dấu dương (+) có nghĩa là mắt bị viễn thị.
  • ADD: Con số này đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân là người lớn tuổi vì nó thể hiện người đó có bị tình trạng lão thị hay không. Cụ thể hơn thì đây là độ tăng thêm giữa thị lực nhìn gần và thị lực nhìn xa.
  • KCĐT – Khoảng Cách Đồng Tử – PD: Đây là chỉ số giúp các kĩ thuật viên có thể cắt kính chính xác cho khách. Đây là khoảng cách giữa 2 tâm của đồng tử và phần tâm của tròng mắt kính. Nếu khoảng cách này bị lệch thì người đeo kính sẽ dễ xảy ra tình trạng bị chóng mắt, hoa mắt, nhức đầu. Lúc này cần phải điều chỉnh để 2 phần tâm khớp với nhau.

Ngoài ra, phía cuối phiếu đo khám mắt thường sẽ ghi tên máy, model của máy đo mắt chịu trách nhiệm cho các thông số đo này. Có thể thấy phiếu đo khám mắt có đầy đủ các thông số giúp bạn có thể đánh giá được tình trạng thị giác của mình một cách toàn diện, bạn không nên bỏ qua bất kì thông số nào trên phiếu. Sau đây Mắt Kính Xanh sẽ hướng dẫn bạn đọc phiếu đo mắt bằng máy tự động và kết quả đo của kỹ thuật viên.

Cách đọc phiếu đo mắt bằng máy tự động

Ví dụ 1: 

Có thể lấy ví dụ về một phiếu đo mắt của một bệnh nhân được thực hiện bằng máy đo TOPCON vào ngày 10/10/2019. Từ những thông số trên giấy, bạn sẽ cần chú ý vào 3 thứ

S(Số độ), C (Độ loạn thị), A (Độ trục):

R: Số đo của mắt phải. Theo kết quả thì mắt phải bị cận -2.75, độ loạn -0.75, độ trục 127

L: Số đo của mắt trái. Theo kết quả mắt trái bị cận -3.25, độ loạn -0.50, độ trục 13

PD: Khoảng cách đồng tử đến tròng kính là 62.5 mm

TOPCON: Tên máy đo mắt

cach doc thong mat bang phieu do dien tu
Cách đọc thông số mắt bằng phiếu điện tử

Ví dụ 2: 

Đây là kết quả đo khám mắt được thực hiện bằng máy đo khúc xạ Huvitz HRK. Từ các thông số trên thì ta có thể nhận thấy 

R: Số đo của mắt phải. Theo kết quả thì mắt phải bị cận -3.25, độ loạn -1.50 độ, trục loạn 171

L: Số đo của mắt trái. Theo kết quả mắt trái cận -5.50, loạn 1.00 độ, trục 176 độ

PD: Khoảng cách đồng tử đến tròng kính là 61 mm

Từ các thông số trên thì máy cũng đề xuất độ kính kiến nghị cho mắt trái và mắt phải lần lượt là -4.00 và -6.00

Một số ví dụ khác về phiếu đo khám mắt

OD: -2,00: Có nghĩa là mắt phải bị cận 2 độ, mức độ cận nhẹ.

OS: +2,5: Có nghĩa là mắt trái bị viễn 2,5 độ.

OD: -1,00 (- 2,50 x 180 ): Có nghĩa là mắt phải bị cận 1 độ và loạn 2,5 độ và trục là 90 độ.

OS: +2,50 (+ 3,00 x 45): Có nghĩa là mắt trái bị viễn thị 2,5 độ và loạn 3 độ với trục là 45 độ.

Lưu ý: Kết quả đo bằng máy này có thể phản ánh chưa chính xác tình trạng của mắt nên từ kết quả này kĩ thuật viên sẽ thực hiện thêm các bài test hoặc kiểm tra cần thiết để đưa ra toa kính chính xác nhất cho bạn.

Tư vấn Đo mắt hoàn toàn miễn phí:

Messenger: https://www.messenger.com/t/MatKinhXanh.Greenglasses.vn

Zalo: https://zalo.me/0916552521

Hotline: 0916552521

Đo mắt miễn phí tại Mắt Kính Xanh

Cách đọc kết quả đo của Kỹ thuật viên

Như đã chia sẻ, các thông số đo bằng máy đôi khi sẽ có sự sai lệch vì nhiều yếu tố khách quan như chảy nước mắt, gỉ mắt. Vậy nên Kỹ Thuật Viên sẽ làm thêm các phương pháp đo khúc xạ khách quan và khúc xạ chủ quan để điều chỉnh tật khúc xạ một cách tốt nhất.

  • Đo khúc xạ khách quan: Các KTV sẽ dùng máy móc kết hợp với kĩ năng chuyên ngành để tiến hành đo. Trước đây, khi khám thị lực thì KTV sẽ thường dùng các bảng đèn chữ cái nhưng hiện nay đã được thay thế bằng bảng điện tử chiếu trên Tivi. Ngoài ra, KTV có thể dùng kính hiển vi võng mạc để thực hiện soi bóng đồng tử, quan sát cách ánh sáng phản xạ ra võng mạc hoặc dùng khúc xạ kế tự động để biết phát hiện bạn đang mắc tật khúc xạ nào: cận thị, viễn thị hay loạn thị và mức độ rối loạn là bao nhiêu. Phương pháp này có thể không thành công nếu bệnh nhân không hợp tác, vì một vài lý do nào đó mà họ không thể chịu được ánh sáng đưa vào mắt đủ lâu để KTV có thể quan sát được.
dung may moc ket hop ky nang chuyen mon do mat
Dùng máy móc kết hợp với kỹ năng chuyên  môn để đo mắt
  • Đo khúc xạ chủ quan: Sử dụng công cụ soi đáy mắt để đánh giá mức độ tật khúc xạ. Phương pháp bắt bệnh trực tiếp này sẽ phù hợp với những bệnh nhân nhỏ tuổi, khó hợp tác với KTV
su dung dung cu soi day may de danh gia muc do khuc xa
Sử dụng dụng cụ soi đáy mắt để đánh giá mức độ tật khúc xạ

Ngoài ra thường sẽ có thêm quy trình cân bằng hai mắt và test +1, đây à bước cuối cùng, nó xác định xem 2 mắt có điều tiết đều hay chưa và có giãn hết chưa. Bài test này dùng khi trẻ phối hợp được.

Lưu ý: Tất cả các thông số đo này đều sẽ được áp dụng để cắt kính gọng, không áp dụng cho kính áp tròng vì độ kính của kính áp tròng khác với kính gọng. Nếu có nhu cầu đeo kính áp tròng để điều chỉnh tật khúc xạ thì bạn nên chia sẻ ngay với KTV để được áp dụng các phương pháp cho ra số đo phù hợp.

Thông số đo bằng cách lắp kính mẫu

Sau khi trải qua các bài test, đo khám mắt bằng máy lẫn quy trình kiểm tra với kỹ thuật viên thì bạn sẽ được kiểm tra lại thông số đo bằng cách lắp kính mẫu. Cách thử này nhằm đảm bảo tìm ra số độ chính xác của bạn vì kết quả đo bằng máy điện tử đôi khi chỉ là số liệu căn cứ ban đầu, chứ không phải là kết quả chính xác độ khúc xạ cuối cùng của bạn. Kết quả này có thể sai sót do những yếu tố như góc độ đặt mắt không đúng, nước mắt tiết ra quá nhiều tạo thành một lớp màng trước đồng tử gây sai lệch kết quả. Vậy nên việc đeo kính và tiến hành điều chính là vô cùng cần thiết.

sau khi kiem tra mat, se duoc deo kinh mau de kiem tra lai thong so mat lan nua
Sau khi kiểm tra mắt, sẽ được đeo kính mẫu để kiểm tra lại thông số mắt chính xác lần nữa trước khi cắt kính

Thông qua phương pháp lắp kính mẫu. Bạn sẽ biết được độ kính thích hợp với mình để có thể nhìn được tốt nhất thông qua cách điều chỉnh độ cận, viễn loạn, trục loạn của mắt.

Bệnh nhân sẽ được gắn miếng kính mẫu vào đeo thử, KTV sẽ yêu cầu bạn nhìn xa, nhìn gần và di chuyển, nếu nhìn và cảm thấy thoải mái thì bạn sẽ được yêu cầu đeo thêm 15-20 phút để xem mức độ thích ứng. Nếu cảm thấy có tình trạng đau đầu, hoa mắt hay mỏi mắt thì bạn sẽ được đổi kính và điều chỉnh tới khi phù hợp thì KTV sẽ tiến hành cắt kính.

Lời kết

Như vậy Mắt Kính Xanh đã vừa hướng dẫn bạn các cách đọc thông số phiếu đo khám mắt cụ thể. Hầu hết các phiếu đo mắt hiện nay đều được trình bày với các thông số này nên bạn có thể yên tâm là mình hoàn toàn có thể tự đọc và đánh giá được tình trạng thị lực của mình. 

Nguồn: Matkinhxanh.vn

Xem thêm:

https://matkinhxanh.blogspot.com/

https://www.vingle.net/matkinhxanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopee
Tiki