benh nhuoc thi o tre em la gi_nguyen nhan va cach dieu tri

Bệnh Nhược Thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị

Để nói về tầm quan trọng của đôi mắt, ông bà ta đã đúc kết ra câu nói “Giàu hai con mắt, quý đôi bàn tay”, hay “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Thực tế cũng cho thấy rằng đôi mắt ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống cũng như niềm vui của mỗi người. Đôi mắt vì vậy rất quan trọng và cần được quan tâm chăm sóc, tuy nhiên đôi khi trong quá trình phát triển của đời người, đôi mắt lại vì một số tác động khiến nó gặp phải tình trạng thị lực kém, hay còn được các bác sĩ gọi là nhược thị.

Vậy bệnh nhược thị là gì? Làm thế nào để phát hiện ra tình trạng nhược thị và giải pháp nào để chữa trị tình trạng này?

Bệnh nhược thị là gì?

Bệnh nhược thị là một tình trạng bệnh lý của mắt, mà ở đó người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng thị lực kém ở một bên mắt, hoặc cả 2 bên mắt do một số lí do nào đó xuất hiện trong quá trình phát triển thị lực. Thường thì quá trình phát triển thị lực sẽ diễn ra suốt tuổi ấu thơ, kéo dài từ khi sinh và đạt tối đa khi 6 tuổi, ổn định dần khi đến tuổi 12. Nhưng với người bị nhược thị thì quá trình phát triển thị lực này bị tác động tiêu cực, và khi thị lực tối đa sau khi điều chỉnh kính dưới 7/10 mà không phát hiện tổn thương thực thể nào sau quá trình thăm khám mắt thì khi đó các bác sĩ sẽ kết luận là bị nhược thị.

benh nhuoc thi la benh ly thi luc kem o 1 ben hoac ca 2 mat, thuong xay ra trong qua trinh phat trien o au tho
Bệnh nhược thị là bệnh lý ở mắt gây thị lực kém ở 1 bên hoặc ở cả 2 bên, thường xảy ra trong quá trình phát triển thị lực từ nhỏ

Nguyên nhân

Như đã nói ở trên, quá trình phát triển thị lực tập trung nhiều vào giai đoạn tuổi thơ, và một trong những yếu tố quan trọng nhất để thị lực phát triển suốt giai đoạn này đó là hai mắt phải tiếp nhận hình ảnh một cách đầy đủ và hài hòa, không có sự chênh lệch, hai mắt phải thẳng hàng cùng nhau và trục thị giác (hướng nhìn) của 2 mắt phải thông thoáng.

Tức là trong quá trình phát triển thị lực ở tuổi nhỏ, mắt là nơi tiếp thu những hình ảnh (ánh sáng) từ môi trường xung quanh, truyền vào và ghi nhận ở trong não bộ, nhưng nếu hai mắt tiếp nhận hình ảnh không đồng đều, có sự bất thường giữa một trong hai mắt thì sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực (chính là tình trạng nhược thị mà chúng ta đang nói đến).

Một số tình trạng thường thấy gây ra nhược thị có thể kể đến như:

  • Lé mắt. Đây là tình trạng mà 2 mắt sẽ nhận tín hiệu không đồng nhất, trục thị giác của 2 mắt không thẳng hàng. Khi lé mắt, cả 2 mắt đều thu nhận hình ảnh nhưng não bộ chỉ nhận tín hiệu từ một mắt lành, chính vì vậy mắt còn lại (là mắt lé) sẽ bị não bộ hiểu là vô dụng, và dần sẽ bị suy nhược, phát triển kém hơn mắt còn lại và dẫn đến nhược thị. Theo các nghiên cứu và khảo sát thì lé mắt chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhược thị.

le mat la tinh trang de dan den benh nhuoc thi

  • Bất đồng khúc xạ. Đây là tình trạng mà thị lực của 2 mắt không đồng nhất, có mắt cận nặng có mắt cận nhẹ hoặc không cận. Chắc hẳn chúng ta đã nhiều lần nghe nhiều người nói rằng họ có tình trạng mắt 2 bên không giống nhau, vì vậy đây không phải tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên khi phát hiện tình trạng này, đặc biệt là khi tuổi nhỏ – đang trong giai đoạn phát triển thị lực thì cần đặc biệt quan tâm, theo dõi, khám mắt thường xuyên, dùng thuốc theo toa bác sỹ và đặc biệt là tập luyện để mắt được khỏe mạnh.

Xem thêm: Từ A – Z về tật Cận thị: Tại đây

nen theo doi, tham kham mat thuong xuyen khi phat hien mat bi bat dong khuc xa

  • Một số nguyên nhân gây cản trở đường đi của ánh sáng đến võng mạc cũng khiến cho chất lượng hình ảnh không đủ tốt, gây ra sự chênh lệch về hình ảnh giữa 2 mắt. Chẳng hạn như đục thủy tinh thể (thường là bẩm sinh), sụp mi mắt, sẹo giác mạc…

mat bi duc thuy tinh the cung la 1 nguyen nhan dan den benh nhuoc thi

Những tình trạng kể trên gây ra tình trạng phát triển không đồng đều ở mắt, khiến cơ thể phát sinh cơ chế tự đào thải, dẫn đến tình trạng một trong 2 bên mắt bị kém phát triển thị lực hơn mắt còn lại, lâu dần sẽ bị suy giảm thị lực và dẫn đến nhược thị. Đặc biệt trong giai đoạn ấu thơ từ 3 tới 6 tuổi và từ 6 tới 12 tuổi là những giai đoạn quan trọng trong phát triển thị lực thì những tác động nêu trên càng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thị lực sau này.

Đặc biệt là trong giai đoạn trước 6 tuổi nếu có bất kỳ dấu hiệu nào và phát hiện sớm, có liệu trình điều trị phù hợp thì hoàn toàn có thể khắc phục được.

Vậy làm cách nào để phát hiện ra những dấu hiệu nguy hiểm tiềm tàng của bệnh nhược thị để có phương pháp điều trị phù hợp? Hãy đến với phần tiếp ngay sau đây.

Những biểu hiện bệnh nhược thị

Những dấu hiệu rất dễ để nhận ra ở trẻ có nguy cơ nhược thị đó là: Mắt lé; Thường xuyên nheo mắt để cố nhìn một sự vật hiện tượng nào đó; Khi nhìn có thói quen nghiêng đầu hay vẹo cổ; Thường xuyên mỏi mắt và than mỏi mắt.

nheo mat khi nhin
Nheo mắt khi nhìn
thuong xuyen moi mat, nhuc dau sau 1 thoi gian tap trung nhin
Thường xuyên mỏi mắt

Những dấu hiệu kể trên đều rất dễ nhận ra ở trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ hãy dành nhiều thời gian ở bên bé và có những quan sát tinh tế để phát hiện các dấu hiệu bất thường về thị lực của bé thông qua những cử chỉ sinh hoạt hàng ngày.

Thứ đáng lo nhất của một số bệnh nhân, trẻ nhỏ nhược thị là khi thị lực bị suy giảm hoặc bất thường nhưng người lớn không nhận ra ngay, lâu dần trẻ đã quen với tình trạng mắt như vậy và ít phàn nàn hoặc ít thể hiện ra cho chúng ta nhận thấy. Thậm chí có nhiều trẻ hoàn toàn không có dấu hiệu gì đặc biệt. Với những trường hợp này hầu như các bậc cha mẹ không nhận ra bất kỳ biểu hiện nào lạ, dẫn đến tình cái kết đáng buồn là khi phát hiện thì tình trạng mắt đã khá tệ. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, giảm thiểu những điều không mong muốn thì cách tốt nhất là thường xuyên có những đợt khám mắt, kiểm tra sàng lọc sức khỏe của mắt. Chẳng hạn như:

  • Khám định kỳ hàng năm.
kham mat dinh ki cho tre
Khám định kì mắt cho trẻ
  • Kết hợp khám mắt cho bé khi đi khám sức khỏe định kỳ.
  • Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe của bé. Có thể tự kiểm tra thị lực của bé bằng cách bịt một mắt của bé và hỏi xem tình trạng mắt còn lại của bé có khỏe không, có bị mờ nhòe hay mỏi mắt không.
kham mat dinh ki cho tre
Thường xuyên hỏi thăm kiểm tra thị lực của trẻ

Đặc biệt ở những độ tuổi có tính chất cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé như trước khi vào mầm non, trước khi vào mẫu giáo, trước khi vào lớp một thì các cha mẹ hãy đưa bé đi khám sàng lọc kiểm tra tình trạng thị lực.

Khám mắt miễn phí tại Matkinhxanh.vn:

Xem thêm: Gọng kính cận trẻ em giá rẻ, chất lượng:Tại đây

Đến ngay Mắt Kính Xanh đo mắt miễn phí:

Bệnh nhược thị có chữa được không?

Lí do của việc kiểm tra tình trạng thị lực một cách thường xuyên kể trên bởi vì bệnh nhược thị hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Bởi vì khi bệnh càng nặng thì lộ trình điều trị càng phức tạp, đặc biệt là khi đã quá nặng có thể dẫn đến mù lòa, hoặc khi thị lực đã ổn định thì việc tác động để chữa trị gần như là hoàn toàn không thể.

4 yếu tố then chốt trong việc điều trị bệnh nhược thị chính là: xác định nguyên nhân gây ra nhược thị; xác định mức độ nặng/ nhẹ của bệnh; xác định độ tuổi của bé; Từ 3 yếu tố trên dẫn đến yếu tố thứ 4 chính là một lộ trình điều trị khoa học do các bác sĩ vạch ra và sự kiên trì chăm sóc điều trị của gia đình và bệnh nhân.

Lộ trình điều trị cho bệnh nhược thị luôn bắt đầu bằng việc xác định lý do gây ra tình trạng suy giảm thị lực, từ đó bác sỹ mắt sẽ có các biện pháp can thiệp để chấm dứt tình trạng này. Chẳng hạn như nếu bệnh nhân suy giảm thị lực vì đục thủy tinh thể thì phải mổ thủy tinh thể, nếu bị sụp mi thì phải tiểu phẫu sụp mi, điều trị tình trạng mắt lác…

Sau khi chấm dứt được tình trạng suy giảm thị lực thì bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị nhược thị, nghĩa là cố gắng thúc đẩy để cho 2 mắt có thể hoạt động trên cùng một trục thị giác, có khả năng ghi nhận hình ảnh tương đồng nhau. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều phương pháp điều trị nhược thị khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tập luyện tích cực. Che một mắt khỏe và tập nhìn bằng mắt bị giảm thị lực bằng các bài tập khoa học được các bác sỹ chuẩn bị, thông qua các bài tập này sẽ dần giúp kích thích thị lực của mắt yếu dần trở nên khỏe mạnh hơn tương đồng với mắt bị bệnh.

tap luyen bang cach che di mat khoe tap nhin bang mat giam thi luc

  • Sử dụng một số loại thuốc tác động lên mắt khỏe, khiến mắt này suy yếu tạm thời để kích thích mắt yếu làm việc tích cực hơn, giúp cải thiện thị giác của bên mắt bị bệnh.

su dung thuoc ho tro nhuoc thi

  • Ngoài ra có thể sử dụng một số máy kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác 2 mắt…

may kich thich, luyen tap thi giac

Tuy đã có nhiều phương pháp, lộ trình điều trị khoa học để điều trị nhược thị và tình trạng suy giảm thị lực, nhưng nhìn chung hiệu quả và thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố tình trạng của mắt, độ tuổi của người bệnh và tình trạng của bệnh khi phát hiện. Nếu phát hiện sớm, ở trẻ có độ tuổi còn nhỏ thì thời gian điều trị thường chỉ là vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên nếu độ tuổi của trẻ từ 10 tới 20 (tức là khá muộn) thì thường tình trạng nhược thị cũng đã khá nặng, khi đó thời gian điều trị có thể mất lâu hơn, kéo dài đến vài năm.

Ngoài ra, thành công của quá trình điều trị còn phụ thuộc vào sự kiên trì của người bệnh và gia đình.

Lưu ý: Sau khi quá trình điều trị, nếu mắt đã khỏi và dần đi vào ổn định thì vẫn cần thường xuyên có các biện pháp theo dõi để tránh bị tái phát.

Xem thêm: Top địa chỉ mua kính cận tốt nhất TPHCM: Tại đây

Lời kết

Sức khỏe của đôi mắt là vô cùng quan trọng vì vậy chúng ta rất cần có các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cho nó. Đặc biệt khi trong giai đoạn phát triển và ổn định thị lực (từ 6 đến 12 tuổi) thì thị lực càng cần nhận được nhiều sự quan tâm của bản thân, nếu tuổi còn quá nhỏ thì đó là sự quan tâm của người thân, cha mẹ, anh chị để giúp mắt có thể khỏe mạnh khi trưởng thành.

Hy vọng bài viết này đã đã giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích về bệnh nhược thị, đặc biệt các dấu hiệu nhận biết, các nguy cơ tiềm ẩn để phòng tránh bệnh nhược thị cho người thân xung quanh mình.

Ngoài các biện pháp phòng bệnh như hạn chế đọc sách thiếu sáng, hạn chế xem tivi hay dùng điện thoại quá nhiều, bảo vệ mắt khỏi các nguồn sáng gây hại… thì cũng cần kiểm tra thị lực, khám mắt định kỳ và thường xuyên để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.

Nguồn: Matkinhxanh.vn

Xem thêm:

https://ko-fi.com/matkinhxanh39659

https://www.vingle.net/matkinhxanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopee
Tiki